Bạn Cần Biết, Tin trong nước, Tin Tức & Sự Kiện

Mô hình điện mặt trời nào chiếm ưu thế?

Quyết định 13/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam chính thức có hiệu lực từ ngày 22/5/2020. Sau Quyết định 13, mô hình điện mặt trời nào sẽ chiếm ưu thế tại Việt Nam?

Biểu giá ưu đãi

Giá điện mặt trời mái nhà luôn là đề tài quan trọng mà khách hàng và người dân quan tâm; nhất là sau ngày 30/06/2019. Theo QĐ13 các EVN sẽ ký hợp đồng mua bán và thanh toán tiền điện đối với dự án ĐNLMT; đồng thời đã chốt chỉ số công tơ bắt đầu giao nhận điện và thanh toán điện từ ngày 1/7/2020.

ĐMTMN là hệ thống điện mặt trời có tấm quang điện được lắp trên mái nhà; có công suất không quá 1MW (hoặc tối đa không quá 1.2MWp); đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào lưới điện có cấp điện áp 35kV trở xuống. Từ 1/1 đến 31/12/2020, giá mua điện chưa VAT là 1.940đ/kWh (8,38 UScents/kWh). Từ năm 2021 trở đi, giá mua điện được xác định theo từng năm. QĐ 13 được xem là chìa khóa tháo dỡ nút thắt về giá ĐNLMT tạo cơ hội đầu tư ĐNLMT.

Quy định của Thông tư

Trong thời gian chờ ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định 13 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã có văn bản số 3641/BCT-ĐL ngày 21/5/2020, trong đó cho phép tạm thời sử dụng hợp đồng mua bán điện mẫu được quy định tại Thông tư số 05/2019/TT-BCT ngày 11/3/2019 của Bộ Công Thương có điều chỉnh giá mua bán điện phù hợp với Quyết định 13 để ký hợp đồng mua bán điện với chủ đầu tư ĐMTMN đã đưa vào vận hành sau ngày 30/6/2019. 

Theo ông Nguyễn Quốc Dũng – Trưởng ban Kinh doanh Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Kể từ 23/5/2020, EVN có thể thực hiện việc ký hợp đồng và thanh toán tiền điện cho khách hàng. Sau khi thông tư Quyết định 13 được ban hành, EVN sẽ ký hợp đồng mới theo quy định. Việc thực hiện thanh toán điện được thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 8, Quyết định 13; Giá điện áp dụng trong 20 năm từ ngày vận hành dự án, xác nhận chỉ số công tơ. Từ 1/7 – 31/12/2019 giá mua điện chưa VAT là 1.913đ/kWh (8.38UScents/kWh).

Thời cơ thúc đẩy ĐMTMN phát triển

QĐ 13 của Thủ tướng chính thức có hiệu lực là cú hích tạo đà cho ĐNLMT phát triển. Với nhiều lợi ích mang lại, việc lắp đặt ĐNLMT đã được người dân, doanh nghiệp rất quan tâm.

Việc đầu tư ĐNLMT mang lại những lợi ích thiết thực như giảm tiền điện hàng tháng; sản lượng điện thừa được phát ngược lên lưới để bán cho EVN. Góp phần giảm nóng cho mái nhà, tăng tính thẩm mỹ và giá trị môi trường. Ước tính thời gian thu hồi vốn của mỗi dự án trung bình từ 4 đến 5 năm.

Cần tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy ĐNLMT. EVN sẽ tạo điều kiện để ĐNLMT phát triển phù hợp, đem lại hiệu quả cao. Góp phần tạo nguồn cung điện tại chỗ, đảm bảo luôn đủ điện khi hệ thống điện có lỗi.

Các Phòng, Ban chức năng EVN cũng cần ban hành hướng dẫn thực hiện ĐMTMN cụ thể tới các đơn vị điện lực, trong đó thống nhất quan điểm, thể hiện cách làm việc rõ ràng, công khai, minh bạch của EVN. “Trong quá trình tiếp xúc khách hàng, nhân viên Điện lực phải thể hiện được thái độ cầu thị, lắng nghe, hỗ trợ khách hàng phát triển ĐMTMN” – Tổng giám đốc Tập đoàn nhấn mạnh.

Trong thời gian tới, ĐMTMN sẽ là xu hướng phát triển năng lượng bền vững được Chính phủ khuyến khích, góp phần tạo thêm nguồn năng lượng sạch, hướng tới mục tiêu phát triển năng lượng xanh và bền vững. EVN và các đơn vị sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về lợi ích của việc lắp đặt ĐMTMN, đồng thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc lắp công tơ, nối lưới hệ thống ĐMTMN, ký hợp đồng mua bán điện, với mục tiêu đồng hành, hỗ trợ các nhà cung cấp để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

Related Posts