Điện khí hóa nông thôn. Nhìn một cách công bằng, ngành điện Việt Nam đã tạo được kì tích. Từ nhóm cuối vươn lên nhóm đầu toàn cầu, là hình mẫu thành công về phát triển năng lượng.
Điện đã mang lại cho những người nông dân trồng thanh long cuộc sống khấm khá hơn
Cụ thể, Việt Nam hiện là quốc gia có quy mô nguồn điện đứng thứ 2 Đông Nam Á. Quy mô lưới điện 500kV dài gần gấp 5 lần chiều dài đất nước. Về cơ bản, chúng ta đã đáp ứng được điện cho sản xuất. Chương trình điện khí hóa nông thôn là mục tiêu hàng đầu của nhà nước ta; được đánh giá là một trong những quốc gia thành công trên thế giới. Điều đó không chỉ là lý thuyết suông, mà nó thể hiện rõ nét qua các con số biết nói.
Tỉ lệ hộ gia đình được kết nối với lưới điện tăng từ 2,5% năm 1975 lên 98,6% năm 2016. Tỉ lệ tiếp cận điện của người dân nông thôn tăng từ 14% (1993) lên trên 99% (2018). Trong 25 năm, hơn 14 triệu gia đình, 60 triệu dân người dân đã được hòa lưới điện quốc gia.
Ở miền Nam, từ giữa thập niên 1990 ngành điện đã thực hiện chương trình điện khí hóa nông thôn. Hàng loạt dự án, công trình đưa điện đến xã, thôn ở 21 tỉnh thành. Số hộ dân được sử dụng điện không ngừng tăng lên; từ 99,12% xã lên 99,69% số xã và 69,64% đến 99,55 số hộ dân có điện (2001 – 2019). Dự kiến cuối năm 2020 sẽ đưa điện đến hầu hết các hộ dân nông thôn trên địa bàn.
Chính phủ, chính quyền địa phương đã rất nỗ lực cho mục tiêu phủ điện đến người dân cả nước. Bên cạnh đó vẫn không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của các công ty tư nhân. Hưởng ứng chủ trương đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư phát triển nguồn điện.
Mọi người vẫn thường nói một cách văn vẻ rằng điện là ánh sáng văn minh.
Mà quả là đúng như vậy. Điện mang đến cho người dân cơ hội thực hiện đa dạng các hoạt động sản xuất. Ở ĐBSCL khi có điện là thấy được sự khác biệt về hiệu quả kinh tế trong nuôi tôm.
Có điện, cây thanh long đem lại cuộc sống khấm khá cho nhà nông… Điện còn là ánh sáng văn hóa tinh thần, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân; từ thắp sáng đến tiếp cận các nguồn thông tin…
Tuy có nhiều thành tích nhưng chương trình điện khí hóa vẫn còn khó khăn. Việc triển khai nối lưới vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn. Nhiều dự án quốc tế trì hoãn do rào cản về chính sách, cơ chế hỗ trợ, tài chính.
Một nửa thị trường chưa phải là thị trường và Việt Nam vẫn chưa có một thị trường điện cạnh tranh đầy đủ khi mà Nhà nước vẫn phải gồng mình bù lỗ giá điện cho các đơn vị sản xuất để lấp khoảng trống giữa giá mua cộng chi phí, hao hụt với giá bán của ngành điện.
Đầu tư nguồn phát điện nào, từ năng lượng hóa thạch, điện sạch, tập trung hay phân tán luôn là bài toán khó, không chỉ liên quan chi phí – lợi ích thông thường dưới góc độ kinh tế, tài chính mà còn mang nhiều yếu tố chính trị, xã hội và môi trường. Tương tự, quản lý, điều hành ngành điện, trong đó có giá điện, luôn là một thách thức.