Bạn Cần Biết, Tin trong nước, Tin Tức & Sự Kiện

Giai đoạn bùng nổ của điện mặt trời Việt Nam

Nhìn lại năm 2020 – Sức hấp dẫn từ thị trường điện mặt trời áp mái

Với lợi ích về giá trị kinh tế xã hội đã được kiểm chứng thực tế, nhu cầu đầu tư sử dụng năng lượng tái tạo vẫn trên đà tăng trưởng mạnh và nhận được sự quan tâm không chỉ của các doanh nghiệp, chính phủ mà ngay cả các ngân hàng cũng nhập cuộc.

Theo số liệu của EVN, tính đến ngày 31.12.2020 – có đến 101.029 công trình điện mặt trời mái nhà đã được đấu nối vào hệ thống với tổng công suất lên đến 9296 MWp. Con số này tăng rất nhanh khi Quyết định 13 về cơ chế khuyến khích điện mặt trời tại Việt Nam sắp hết hiệu lực. Các nhà đầu tư và doanh nghiệp đã tranh thủ lắp đặt để hưởng mức giá ưu đãi điện mặt trời mái nhà.

Tính đến hiện tại, nước ta đã có tổng công suất lên đến khoảng 19.4000 MWp, chiếm khoảng 25% tổng công suất lắp đặt nguồn điện của hệ thống điện quốc gia. Sản lượng điện từ điện mặt trời trong năm 2020 là 10,6 tỉ KWh nói chung và 1,15 tỉ kWh điện mặt trời mái nhà nói riêng.

Bất chấp những thách thức như lưới điện Quốc gia quá tải, thời gian áp dụng ưu đãi tương đối gấp rút tại QĐ 13 và dịch bệnh covid19 diễn biến phức tạp, cơ chế khuyến khích điện mặt trời vẫn mang lại hiệu quả và sự phát triển bùng nổ với điện mặt trời, đưa Việt Nam vươn lên trở thành điểm sáng thu hút đầu tư trong khu vực và thế giới trong lĩnh vực năng lượng mặt trời.

Lý do quan trọng lý giải điều này chính là khả năng sinh lời từ việc đầu tư sử dụng năng lượng tái tạo, cụ thể là điện mặt trời mái nhà. Xét riêng tại Việt Nam, khoản lợi nhuận đầu tiên có thể kể đến chính là phần chi phí mà nhà đầu tư tiết kiệm được khi sử dụng điện từ hệ thống điện mặt trời mái nhà thay cho nguồn điện truyền thống, chưa kể đến phần thu nhập từ lượng điện dư đẩy lưới được EVN mua lại.

Điện mặt trời mái nhà tiếp tục nhận được nhiều sự hỗ trợ để tiếp cận gần hơn với doanh nghiệp

Nhận được sự hỗ trợ tích cực từ Bộ Công thương, các cơ chế cho việc lắp đặt, vận hành và mua – bán điện mặt trời mái nhà ngày càng rõ ràng và thuận tiện hơn cho doanh nghiệp. Tiêu biểu như văn bản số 7088/BCT-ĐL ngày 22/9/2020, được Bộ Công thương gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam về hướng dẫn thực hiện phát triển điện mặt trời mái nhà nêu rõ “Mỗi hệ thống điện mặt trời mái nhà được ký hợp đồng mua bán điện riêng biệt và được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực”.

Mặc dù EVNSPC đã hoàn thành mục tiêu phát triển điện mặt trời mái nhà năm 2020, nhưng các EVN tại địa phương vẫn thường xuyên phối hợp cùng các đơn vị cung cấp hệ thống điện mặt trời mái nhà thực hiện các Hội thảo giới thiệu điện mặt trời mái nhà. Điều này nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận các gói giải pháp đầu tư cũng như được giải đáp kịp thời các thắc mắc liên quan đến cơ chế lắp đặt và vận hành hệ thống.

Cùng với các hoạt động thúc đẩy điện mặt trời mái nhà từ Bộ Công thương và EVN, nhiều ngân hàng cũng đã tham gia vào thị trường năng lượng tái tạo bằng những gói tín dụng xanh, cho vay lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà với tài sản đảm bảo là hệ thống được hình thành từ vốn vay.

Với hàng loạt các ưu đãi được áp dụng cho điện mặt trời tại thời điểm đó, có thể nói, giai đoạn nửa cuối năm 2020 được xem là giai đoạn bùng nổ mãnh mẽ nhất của thị trường năng lượng Việt Nam.

Nguồn tin: Tổng hợp

Related Posts