Tin trong nước

Ở miền Bắc, có nên lắp điện mặt trời áp mái?

dien mat troi ap mai mien bac

Đó là câu hỏi được nhiều người dân, doanh nghiệp quan tâm, đặc biệt là khu vực phía Bắc với số giờ nắng ít hơn.

Với nguyên lý đơn giản của điện mặt trời áp mái (ĐMTAM) là biến quang năng thành điện năng, nên ở miền Trung và miền Nam (nơi có cường độ bức xạ mặt trời trung bình đạt 5,2 kWh/m2/ngày), việc lắp đặt nguồn điện này khá thuận lợi. Người dân ở đây có thể sử dụng điện mặt trời quanh năm.

Còn tại miền Bắc, theo ông Diệp Bảo Cánh – Tổng giám đốc Công ty CP Năng lượng Mặt trời đỏ: Người dân vẫn có thể khai thác ĐMTAM. Bởi với nguồn điện này, chỉ cần có ánh sáng là có điện, không nhất thiết phải có ánh nắng. Tuy nhiên, những ngày không có nắng thì lượng điện sản xuất sẽ giảm. Trong khoảng 4 tháng mùa thu – đông ở miền Bắc, cường độ bức xạ mặt trời thấp, sản lượng điện có giảm, nhưng so với mặt bằng chung ở các nước châu Âu (nơi phát triển mạnh nguồn năng lượng sạch này) thì vẫn tốt hơn gấp 2 lần. Nếu áp dụng kỹ thuật đấu nối hiện đại, vào thời điểm ít nắng ở miền Bắc, người dân vẫn có thể sử dụng ĐMTAM kết hợp với nguồn điện lưới Quốc gia.

Hệ thống ĐMTAM tại trụ sở Công ty Điện lực Nam Từ Liêm – Hà Nội

Khuyến khích lắp đặt điện mặt trời miền bắc

Hiện nay, nhờ sự phát triển mạnh của công nghệ hiện đại, chi phí lắp đặt hệ thống nguồn điện ở Việt Nam đã giảm mạnh. ĐMTAM cho hộ gia đình có công suất từ 2-5 kWp, diện tích từ 6-7m2, chi phí tham khảo từ 40-100 triệu đồng (20-25 triệu đồng/1 kWp).

Để khuyến khích lắp đặt hệ thống ĐMTAM, Chính phủ và Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có nhiều cơ chế hỗ trợ cho các hộ gia đình, đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu, không chỉ là trong lắp đặt, tư vấn mà còn liên kết hỗ trợ tài chính, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về lắp đặt ĐMTAM, bán sản lượng điện dư thừa lên lưới quốc gia… Tất cả phục vụ mục tiêu đưa nguồn năng lượng sạch đến với mọi người dân, doanh nghiệp, góp phần giảm áp lực đầu tư các nguồn điện mới, thay thế các loại nhiên liệu trong nước phục vụ cho sản xuất điện đang dần dần cạn kiệt.

Dẫn theo Tạp chí Điện lực – Chuyên đề Thế giới điện.

Related Posts