Khi chính thức vận hành, dự kiến nhà máy điện lớn nhất thế giới này sẽ tạo ra 2 tỷ kWh điện/năm, nằm trên độ cao gần 5.000 mét, cung cấp năng lượng cho 700.000 hộ gia đình
Nhà máy quang – thuỷ điện lớn nhất thế giới đã bắt đầu sản xuất điện ở cao nguyên phía đông Tây Tạng (Trung Quốc) vào hôm 25/6, theo truyền thông Trung Quốc.
Được biết, nhà máy này sở hữu các tấm pin mặt trời có công suất và nhà máy phát điện thuỷ điện có công suất 3 gigawatt, ở cao nguyên sông Nhã Lung thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Theo đó, nhà máy có thể sản xuất 2 tỷ kilowatt điện/giờ/năm, tương đương với mức tiêu thụ năng lượng của hơn 700.000 hộ gia đình trong 1 năm.
Truyền thông Trung Quốc cho biết, nhà máy này là một phần trong cơ sở sản xuất năng lượng tái tạo quy mô lớn, được Trung Quốc lên kế hoạch nhằm cung cấp năng lượng sạch cho 100 triệu hộ gia đình trên con sông dài 1.500 km.
Nhà máy quang – thuỷ điện Kela nằm trên một ngọn núi thuộc quận Yajiang, tỉnh Ganzi, Tứ Xuyên, ở độ cao 4.600 m so với mực nước biển và cao hơn 1.000 m so với Lhasa, thành phố cao nhất thế giới. Theo đó, đây là dự án quang – thuỷ điện nằm ở vị trí cao nhất thế giới.
Việc vận hành một nhà máy “lai” giữa năng lượng mặt trời và thuỷ điện nhằm thúc đẩy việc sản xuất năng lượng từ thuỷ điện để hỗ trợ cho quang điện.
Điện do nhà máy quang điện tạo ra được vận chuyển qua các đường dây đến nhà máy thuỷ điện Lưỡng Hà Khẩu, cách đó 50 km. Sau đó, năng lượng do các trạm năng lượng mặt trời và thuỷ điện tạo ra được “tổng hoà” và đưa vào lưới điện.
Thiết kế này giúp đảm bảo sự cân bằng khi quang điện không ổn định, vốn tạo ra nhiều điện hơn vào ban ngày và ít điện hơn ban đêm, nhiều điện hơn vào ngày nắng so với những ngày nhiều mây. Ngoài ra, hệ thống cũng có thể phát điện trong thời gian dài hơn, cho phép quang điện tạo ra điện nhiều hơn trong mùa khô và sản lượng thuỷ điện lớn hơn trong mùa mưa.
Công nghệ này giải quyết vấn đề vốn có về kết nối điện mặt trời với lưới điện một cách an toàn, tránh lãng phí, bù đắp những điểm yếu của điện mặt trời là phụ thuộc vào thời tiết. Tân Hoa Xã nhận định: “Đây là một ví dụ điển hình cho việc phát triển năng lượng sạch quy mô lớn, được vận hành tập trung.”
Nhà máy Kela là trạm cung cấp điện “lai” đạt công suất GW đầu tiên trên thế giới. Trước đây, nhà máy tương tự – với công suất 850.000 kW, nằm ở Đập Longyang thuộc tỉnh Thanh Hải. Đây là giai đoạn đầu tiên của dự án năng lượng sạch ở khu vực sông Nhã Lung. Theo truyền thông Trung Quốc, dự án đã đạt công suất 20 GW và dự kiến đạt mục tiêu 50 GW vào năm 2030.
Tờ Tân Hoa Xã cho biết: “Khi dự án năng lượng sạch này được hoàn thiện, công suất của nhà máy sẽ vượt 100 GW, sản xuất khoảng 300 tỷ kilowatt/giờ/năm cho 100 triệu hộ gia đình.”
SCMP nhận định, dự án nhà máy Kela có ý nghĩa quan trọng cả về quy mô và độ phức tạp trong xây dựng. Với 52.7000 cọc thép hỗ trợ các pin mặt trời, nếu được kết nối từ đầu đến cuối, hệ thống này sẽ trải dài hơn 1.400 km.
Thép được sử dụng cho các tấm khung bảng điều khiển năng lượng mặt trời nặng gần 50.000 tấn, đủ để xây dựng một Sân vận động “Tổ chim” khác ở Bắc Kinh.
Dự án có diện tích hơn 16 triệu m2, có hơn 2 triệu tấm pin mặt trời với công suất 1 GW, có thể sạc đầy 15.000 xe điện với quãng đường 550 km chỉ trong một giờ.
Vì địa điểm xây dựng nhà máy là ở cao nguyên phía tây Tứ Xuyên – cao từ 4.000 – 4.600 m so với mực nước biển, nên các công nhân xây dựng phải làm việc trong thời tiết cực kỳ giá rét. Ở độ cao này, việc xây dựng chỉ có thể thực hiện trong chưa đầy nửa năm. Vào thời điểm gấp rút nhất, các công nhân phải lắp đặt 7.000 bệ đỡ, 1.200 giá đỡ tấm năng lượng mặt trời, 33.000 tấm pin năng lượng mặt trời và 30 hộp biến ám chỉ trong 24 giờ.
Giám đốc dự án Kela – Yang Zhiwei, chia sẻ với CCTV: “Hiện tại, điện sạch do nhà máy Kela sản xuất hàng năm có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của khoảng 700.000 hộ gia đình. Dự án ước tính tạo ra công suất 2 tỷ kWh điện/năm tương đương hơn 600.000 tấn than, theo đó giúp giảm hơn 1,6 triệu tấn khí thải CO2.”
Nguồn tin: cafef