Cuộc cách mạng năng lượng tái tạo có thể cung cấp nguồn điện cho các nước thuộc vùng số MêKông. Việc xây dựng các con đập ở con sông này đẩy nó vốn là thị trường cá nước ngọt lớn nhất thế giới,vào tình trạng đáng báo động khi năng lượng sạch chỉ vừa mới bắt đầu phát triển.
Tháng 7, Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) họp thượng đỉnh trực tuyến về chuyển đổi năng lượng sạch. Mục tiêu đảm bảo đầu tư cho năng lượng nhất quán với mục tiêu biến đổi khí hậu. Các chính phủ cũng nên đảm bảo rằng đầu tư phục hồi nhất quán với bảo vệ sông MêKông.
Tình hình sông Mê Kông hiện tại
Sản lượng cá ở MêKông giảm với tốc độ đang báo động; vùng ĐBSCL sạt lở, đe dọa đến vựa lúa lớn nhất châu Á. Ảnh hưởng trực tiếp đến 20 triệu người Việt Nam sinh sống ở đó. Nguyên nhân chính đến từ việc xây đập dọc theo dòng chính, dòng nhánh ở Trung Quốc và Lào. Các con đập này làm đổi dòng chảy, chặn luồng cá di cư, chặn phù sa xuống các đồng bằng. Mực nước thấp kỉ lục trên sông hiện nay thổi bùng những tranh cải về các đập của Trung Quốc.
Sáng kiến giảm giá năng lượng sạch và đưa chúng chiếm tỉ trong cao hơn trong thị phần điện. Cuộc cách mạng năng lượng có nghĩa là các quốc gia trong lưu vực tìm được nguồn điện thay thế. Vậy tại sao vẫn phải lên kế hoạch xây dựng thêm nhiều con đập nữa trên sông Mê Kông?
Lào đã hoàn thành 2 con đập trên dòng chính và đang xúc tiến thêm 2 đập nữa. Đầu năm nay chính phủ Lào thông báo sẽ xây đập ngay cố đô Luang Prabang. Đến tháng 5, lại tiếp tục thông báo xây thêm đập ngay biên giới Thái Lan. Các con đập này không phải để đáp ứng điện trong nước mà để xuất khẩu; và là một phần tầm nhìn của Lào để trở thành cục pin Đông Nam Á.
Vai trò của người mua điện đối với dòng sông?
Để có nguồn tài chính, ban quản lý phải ký được hợp đồng bên mua điện. Vì thế quyết định của nước mua điện đóng vai trò sống còn trong việc cứu dòng sông. Điều đáng nói là các nước này đang hứng chịu hệ lụy từ thủy điện.
Một công ty dầu khí của Việt Nam đã tham gia đầu tư vào đập Luang Prabang. Truyền thông trong nước yêu cầu công ty này cân nhắc quyết định. Tận dụng vai trò chủ tịch ASEAN 2020 để đưa ra những quang ngại về thủy điện thượng nguồn. Điện lực Thái Lan cũng có ý định đầu tư đập PakBeng đã dừng kí thỏa thuận để cân nhắc. EGAT hiện đang theo đuổi một chương trình phát triển điện mặt trời đầy tham vọng.
Điểm mấu chốt với năng lượng tái tạo
Nếu khách mua điện từ Lào cân nhắc lại, sẽ tác động như thế nào khi xuất khẩu thủy điện là trụ cột phát triển quốc gia này? Giải pháp đưa ra là thay việc xuất khẩu thủy điện bằng điện mặt trời. Lào cũng sắp xây dựng nhà máy điện mặt trời nổi công suất 1200MW ở một hồ chứa. Ngoài xuất khẩu điện, Lào có thể đầu tư vào du lịch dựa trên thiên nhiên để có nguồn thu. Mới đây, NewYorkTimes cho biết Luang Prabang là một trong những điểm thu hút du khách nhất thế giới. Và một con đập lớn ở thượng nguồn sẽ lấy đi vẻ đẹp thơ mộng của thành phố này.
Các nước láng giềng đã có những biện pháp
Các nước láng giềng đã cho thấy tiềm năng của NLTT có thể thực hiện hóa nhanh đến thế nào. Sản lượng điện NLMT Việt Nam đã tăng lên từ 134MWP 2018 lên 40 lần 5500MWP cuối năm 2019. Đầu tư điện mặt trời cũng đã tăng nhanh ở Campuchia. Một phần để đáp ứng đủ điện, phần cũng thể hiện ưu thế của điện mặt trời. Các nhà máy điện NLMT có thể phát triển nhanh, bù đắp thiếu điện. Trong khi thủy điên có thời gian xây dựng lâu hơn, có nguy cơ không phát điện nếu hạn.
Tình trạng bất ổn tăng do biến đổi khí hậu và hạn hán khiến Campuchia hoãn xây đập 10 năm. Đồng thời tiến hành xây dựng vận hành một dự án điện NLMT. Có nghĩa là dừng xây đập Sambor vốn được coi là tác đọng lớn đến ngành thủy sản. Các quyết định chính trị sẽ dễ áp đảo các dự án phát triển năng lượng đầy hứa hẹn này. Và thế là các con đập lại tiếp tục được xúc tiến xây dựng.
Con đường bền vững – cuộc cách mạng năng lượng tái tạo
Vậy làm cách nào để vừa có năng lượng mà lại bảo vệ được sông Meekong? Các quốc gia nên cân nhắc về lợi ích điện mặt trời và điện gió với thủy điện. Dựa trên yếu tố có lợi cho bảo vệ hệ sinh thái và môi trường. Chính sách nhiều nước phải cập nhật để phản ánh cuộc cách mạng NLTT. Cho phép điện gió điện mặt trời chiếm tỉ lệ cao trong thị phần điện.
Trách nhiệm của các bên
Những hành động này nên được các định chế tài chính quốc tế như WB và ADB ưu tiên. Các định chế này giúp Lào đa dạng hóa tầm nhìn về việc muốn trở thành cục pin ĐNA. Những chương trình như AsiaEDGE cũng tạo điều kiện cho NLTT phát triển.
Điều quan trọng là Trung Quốc phải tăng cường chia sẻ dữ liệu về dòng chảy sông và vận hành đập để giúp các chính phủ hạ nguồn quản lý hạn hán. Hơn nữa, Trung Quốc có thể tận dụng chuyên môn của mình trong việc cấp vốn và chuyển giao các dự án điện mặt trời – nước này dẫn đầu toàn cầu về cả sản xuất và lắp đặt – để thúc đẩy việc mở rộng năng lượng mặt trời ở khu vực Mê Kông thông qua các khoản đầu tư và chương trình hợp tác song phương. Những bên được hưởng lợi từ dòng sông Mê Kông khỏe mạnh cần tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về những tác động đã và đang trở thành hiện thực cũng như những tác động vẫn có thể tránh được.
Với rất nhiều nguy cơ như thế, hà cớ Đông Nam Á không tham gia vào cuộc cách mạng năng lượng tái tạo?
(Theo chinadialogue) Nguồn:BVR&MT