Tin trong nước, Tin Tức & Sự Kiện

Điện gió ngoài khơi – khai thác năng lượng xanh từ biển: Phát triển hạ tầng, cảng biển đáp ứng điện gió

Vừa qua, Hội Cảng – Đường thủy – Thềm lục địa Việt Nam (VAPO) đã hỗ trợ và tham gia cuộc Đối thoại trực tuyến do Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cùng Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan phối hợp tổ chức với chủ đề “Các yêu cầu về cảng biển và cơ sở hạ tầng kết nối phục vụ phát triển điện gió ngoài khơi Việt Nam”.

Cuộc đối thoại đã thu hút sự tham gia của hơn 200 đại biểu đại diện cho các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức quốc tế, tổ chức tài chính, doanh nghiệp, các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước và có những bài tham luận và diễn giải quan trọng nhằm phát triển hệ thống cảng biển hạ tầng kết nối cho các dự án điện gió ngoài khơi.

Theo các chuyên gia thuộc Tổ chức sáng kiến về chuyển dịch năng lượng (VIET), để có thể thiết lập chuỗi cung ứng trong nước cho các dự án điện gió, không thể thiếu phần cơ sở hạ tầng cảng chuyên dụng. Trong đó, cảng năng lượng phục vụ phát triển điện gió ngoài khơi cần được thiết kế đủ khả năng đáp ứng yêu cầu sử dụng cho giai đoạn lắp đặt trang trại điện gió và cung cấp dịch vụ vận hành, bảo trì.

Nhà máy điện gió Trung Nam tại Ninh Thuận là nhà máy điện gió lớn nhất Việt Nam hiện nay đã đi vào hoạt động.

Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển điện gió ngoài khơi lại có những đặc điểm tương đối khác biệt. Cảng phục vụ cho lĩnh vực này được chia làm 2 dạng: loại phục vụ cho giai đoạn lắp đặt và loại phục vụ cho việc vận hành bảo trì sau này. Thậm chí các kích cỡ tua bin và nền móng cho các trang trại điện gió xa bờ với kích thước lớn cũng cần có hệ thống cảng với những tiêu chí kỹ thuật ngặt nghèo hơn.

Hiện Việt Nam có 7 hệ thống cảng biển thích hợp, cần nâng cấp thêm, để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật àưa vaâo quy hoaåch cang sử dụng phát triển điện gió ngoài khơi như: Cảng nhà máy đóng tàu Huyndai, Vinashin (vịnh Vân Phong), Cảng Vietsovpetro (Vũng Tàu), Tân Cảng – Cảng Cát Lái (TP. Hồ Chí Minh), Cảng Tiên Sa (TP. Đà Nẵng), Cảng Hạ lưu PTSC (Vũng Tàu), Tân Cảng – Cái Mép (Bà Rịa). Các cảng này cần phải nâng cấp khả năng chịu lực khu vực bờ cảng và khu vực kho hàng hoặc chiều sâu cũng như chiều rộng của khu vực cảng.

Đánh giá về hệ thống cảng biển phục vụ cho ngành điện gió ngoài khơi, Bà Ngô Thị Tố Nhiên, Giám đốc điều hành Sáng kiến Chuyển dịch Năng lượng Việt Nam cho rằng:  Theo những nghiên cứu đánh giá của chúng tôi, cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành năng lượng Việt Nam hiện nay thực tế còn yếu, cần rất nhiều nguồn lực và các chính sách để thúc đẩy.

Hiện nay, Việt Nam đang có khoảng 5 dự án nhà máy điện sử dụng khí LNG, tập trung ở khu vực Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, mỗi dự án này lại cần có 1 cảng nhập để cung cấp nhiên liệu. Với nhu cầu lớn về LNG trong tương lai, chúng ta rất cần 1 đơn vị đầu mối về nhập khẩu cũng như đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng cho loại nhiên liệu này. Một đơn vị đầu mối trước hết sẽ giúp chúng ta chủ động trong việc cân đối giá đầu vào với giá điện, đại diện đàm phán mua LNG sẽ có lợi hơn việc mỗi dự án tự “xử lý” khâu cung cấp nhiên liệu đầu vào. Đơn vị này cần có năng lực, kinh nghiệm liên quan đến mua bán và vận chuyển khí đồng thời đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mặt hàng rất nhạy cảm này.

Về cảng biển, những công trình hiện tại đều chưa được tối ưu để phục vụ cho việc phát triển năng lượng điện gió ngoài khơi, trong khi đây là lĩnh vực rất rộng mở trong tương lai. Việc nâng cấp hạ tầng cảng biển cần huy động nguồn lực rất lớn nên rất cần một định hướng hoặc chính sách rõ ràng để tập trung phát triển. Ví dụ, chúng ta có thể có cơ chế về thủ tục hay tài chính để định hướng một số cảng cụ thể ở từng vùng nâng cấp, cải tạo để có thể đảm nhận công tác xây dựng, lắp đặt các nhà máy điện gió. Một số cảng nhỏ hơn được nâng cấp để triển khai hạ tầng cho việc bảo trì các nhà máy đó.

Việc Quy hoạch điện VIII hay xa hơn là đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia, rất cần có sự trao đổi giữa các bộ ngành nhằm làm rõ hơn cách thức thực hiện, hay sự điều phối đủ mạnh để huy động các nguồn lực đang rất phân tán hiện nay.

“Chuyển dịch cơ cấu năng lượng trong giai đoạn tới, hướng tới ưu tiên sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo trong tương lai sẽ giúp Việt Nam thúc đẩy lợi ích nhiều mặt về kinh tế – xã hội đồng thời giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu”. Mục tiêu phát triển điện gió ngoài khơi đến năm 2030 là từ 3.000 – 5.000 MW, năm 2045 khoảng 21.000 MW theo Dự thảo Quy hoạch điện VIII. Điện gió ngoài khơi nói riêng đang là một trong những ngành công nghiệp năng lượng dẫn đầu của thế giới với những bước tiến quan trọng về công nghệ, hiệu quả chuỗi cung ứng và hạ tầng dịch vu”.

Ông Phạm Nguyên Hùng – Đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo

Nguồn tin: baotainguyenmoitruong.vn